Nữ tu dòng Phanxicô Judith Zoebelein đã đưa Vatican vào kỷ nguyên kỹ thuật số
Vào đầu những năm 1990, nữ tu Judith Zoebelein, người Mỹ dòng Phanxicô được Đức Gioan-Phaolô II giao nhiệm vụ nặng nề: đưa Vatican vào kỷ nguyên kỹ thuật số. Sau hai mươi lăm năm ngày khai trương trang web đầu tiên của quốc gia nhỏ nhất thế giới, trang Giáo hội công giáo ở Đức có bài phỏng vấn nữ tu tiên phong thầm lặng này.
Năm 1991, Nữ tu Judith Zoebelein đến Vatican làm việc bên cạnh Đức Hồng y Rosalio Castillo Lara, tân giám đốc Quản trị di sản của Tòa Thánh (APSA). Nhiệm vụ của sơ: “Lo các máy tính”.
Khi đó máy tính mới chỉ ở giai đoạn sơ khai – đặc biệt là ở Ý – và Đức Hồng y giao cho nữ tu người Mỹ thiết lập các tiêu chuẩn để tiêu chuẩn hóa việc sử dụng thiết bị máy tính ở Vatican.
Giữa một két sắt khổng lồ chứa các huy chương của Vatican và văn phòng trả lương của Cơ quan Quản trị di sản Tòa Thánh (APSA), dịch vụ Internet lần đầu tiên được lắp đặt tại đây, trong các căn hộ giáo hoàng. Khi đó các văn phòng đặt ba máy chủ đầu tiên, mang tên các tổng lãnh thiên thần Gabriel, Michael và Raphael.
Sơ cho biết, năm 1994, “Internet tung cánh”, đặc biệt là qua e-mail. Một số người có trách nhiệm ở Vatican bắt đầu quan tâm đến Internet, nhất là ông Joaquín Navarro-Valls, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, người sau này đưa Vatican vào “trực tuyến” Theo nữ tu, ý tưởng này được trình bày với Đức Gioan-Phaolô II, người nhìn xa trông rộng. Ngài chấp nhận ngay lập tức, xem đây là cơ hội truyền giáo tuyệt vời. Lễ Giáng sinh năm 1995, trang web chính thức đầu tiên của Vatican, vatican.va lên mạng.
Mọi thứ sau đó đi nhanh như gió, các trang sách mọc lên “như nấm”, theo sáng kiến của nữ tu, mỗi bộ của Tòa thánh thêm vào nét riêng của mình vào trang chung. Khi đó sơ Zoebelein gần như làm việc một mình, chỉ duy nhất có sự trợ giúp của một kỹ thuật viên máy chủ. Sơ lo nội dung và dàn trang. Vì thế bây giờ chúng ta còn nợ sơ phần nền “Parchemin” (giấy cảo thơm) Vatican vẫn còn dùng cho đến ngày nay. Sr giải thích sơ đã chọn để trình bày trong dịp kỷ niệm “2000 năm lịch sử của Giáo hội”.
Internet, “bắt cầu cho ma quỷ?”
Sơ giải thích, đặc biệt sơ áp dụng để giao tiếp hai phần thiết yếu trong công việc của mình: kỹ thuật và con người. Tuy nhiên, sơ đã gặp một số kháng cự trong Giáo triều, như có một vị đã nói với sơ, “mạng bắt cầu cho ma quỷ”. Nhưng sơ được các các giám chính yếu đứng đầu Giáo triều, đặc biệt là Đức Giáo hoàng ủng hộ. Năm 2001, ngài quyết định công bố trực tuyến Tông huấn Giáo hội tại Á châu, Ecclesia in Oceania.
Sơ Zoebelein cũng mở e-mail cho Đức Giáo hoàng, một thành công ngay từ đầu. Bị cảm cúm ngày 24 tháng 12 năm 1995, sáng hôm sau ngài thấy hộp thư của mình tràn ngập e-mail chỉ cho ngài cách nào để trị cảm cúm và chúc ngài chóng bình phục. Nữ tu giải thích: “Giáo hoàng luôn là nhân vật bí ẩn, xa cách, không thể đến gần được, và rồi Internet đến, bỗng chốc ngài thành nhân vật dễ gần hơn nhiều.” Lúc đầu, ngài đọc tất cả e-mail, nhưng sau đó số lượng quá nhiều, cần phải được lựa chọn, các e-mail khác được cơ quan lưu trữ tài liệu Tòa Thánh lưu trong CD-ROM.
Một linh đạo của công nghệ
Khi được hỏi về quan hệ của giáo hoàng hiện nay với các mạng xã hội, sơ cho biết Đức Phanxicô rất sáng suốt về những cạm bẫy của công nghệ kỹ thuật số, ngài phê phán những người dùng nó “theo hướng xấu”. Nhưng sơ không xem kỹ thuật số là ma quỷ, sơ nhấn mạnh: “Đây cũng là một phần của Sự sáng tạo thông qua con người. Chắc chắn Chúa cũng có một vị trí trong kế hoạch của Ngài về công nghệ”. Ngoài ra sơ ủng hộ Carlo Acutis, vừa được phong chân phước, người trở thành chân phước trẻ bảo trợ chính thức cho Internet. Sơ nói, anh Curtis đã sống và hít thở Internet cả đời, và có hiểu biết thực sự về “linh đạo của công nghệ”.
Marta An Nguyễn dịch